[ Masgroupvn ] - Đó là tình huống bất ngờ vừa xảy ra tại Bệnh viện Phụ sản trung ương đối với bé Phạm Văn Trường (sinh mổ, ba ngày tuổi) - con của sản phụ Trần Thị Thơm (34 tuổi, ở Yên Mỹ, Hưng Yên).
Theo người nhà của chị Trần Thị Thơm, 10g ngày 3-11, y tá tắm rửa cho bé và trao về gia đình. Tuy nhiên chỉ sau đó ít phút, một người khoác áo blouse khác đã đến tận giường sản phụ yêu cầu được đưa bé đi lấy máu gót chân làm xét nghiệm sau sinh. 30 phút không thấy em bé đâu, gia đình mới tá hỏa đi tìm, báo bác sĩ, tra lại hồ sơ và tìm kiếm trong các phòng xét nghiệm, lưu bệnh nhi nhưng không thấy. Cho đến cuối giờ chiều qua, bé vẫn biệt vô âm tín.
Trao đổi với phóng viên tối 3-11, PGS.TS Nguyễn Viết Tiến - thứ trưởng Bộ Y tế, giám đốc Bệnh viện Phụ sản trung ương - cho biết đây là vụ việc nghiêm trọng lần đầu tiên xảy ra tại bệnh viện. Ông Tiến khẳng định trên 90% hành động này không phải do nhân viên y tế thật sự gây ra mà đối tượng là kẻ giả danh bác sĩ, y tá - một loại tội phạm mới, hành động quá tinh vi thực hiện.
“Thời điểm này, em bé đang rất cần sự chăm sóc, cần được uống sữa, nên bệnh viện đang nỗ lực hết sức cùng với công an truy tìm thủ phạm. Các mối quan hệ gia đình cũng đang được rà soát cẩn thận để xác định chính xác đây có phải là hành vi bắt cóc chung chung hay có mục đích trả thù cá nhân, tống tiền...”.
Theo ông Tiến, sau sự việc này, các sản phụ cần cảnh giác vì thủ phạm nắm rất rõ lịch trình chăm sóc trẻ sơ sinh trong bệnh viện. Thông thường trẻ được sinh mổ sẽ được lưu lại viện và được lấy mẫu máu gót chân thực hiện chương trình sàng lọc sơ sinh sau 72 giờ sinh.
Tuy nhiên, nếu để làm xét nghiệm này thì ngay khi tắm xong trẻ được lấy mẫu ngay chứ không thể có chuyện nhân viên y tế vừa trao cho gia đình lại có một nhân viên khác đến để yêu cầu làm xét nghiệm. “Người mẹ không nên dễ dàng trao con cho người khác, ngay trong bệnh viện. Nếu là nhân viên y tế sẽ đeo thẻ đầy đủ tên, chức danh. Tuy nhiên, nhiều khi những người có âm mưu bắt cóc lại hay nói ngọt ngào khiến người mẹ tin và trao con ngay” - ông Tiến nói.
Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến cho hay việc áp dụng phương án bảo vệ phải rà soát cửa ra, bảo đảm sao cho ai bế bé sơ sinh ra khỏi viện cũng phải trình được đầy đủ giấy xuất viện rất khó thực hiện: “Mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận hàng trăm em bé ra đời, cũng ngần ấy trường hợp được xuất viện. Nhiều trường hợp theo lịch sẽ ra viện ngày này, nhưng gia đình thấy ngày đó không đẹp lại yêu cầu xuất viện trước khi có giấy xuất viện. Ngoài ra, những trường hợp có âm mưu bắt cóc trẻ em có thể không bế đứa trẻ như thông thường mà gói kín bỏ ở trong xe thì rất khó kiểm soát”.
Theo người nhà của chị Trần Thị Thơm, 10g ngày 3-11, y tá tắm rửa cho bé và trao về gia đình. Tuy nhiên chỉ sau đó ít phút, một người khoác áo blouse khác đã đến tận giường sản phụ yêu cầu được đưa bé đi lấy máu gót chân làm xét nghiệm sau sinh. 30 phút không thấy em bé đâu, gia đình mới tá hỏa đi tìm, báo bác sĩ, tra lại hồ sơ và tìm kiếm trong các phòng xét nghiệm, lưu bệnh nhi nhưng không thấy. Cho đến cuối giờ chiều qua, bé vẫn biệt vô âm tín.
Trao đổi với phóng viên tối 3-11, PGS.TS Nguyễn Viết Tiến - thứ trưởng Bộ Y tế, giám đốc Bệnh viện Phụ sản trung ương - cho biết đây là vụ việc nghiêm trọng lần đầu tiên xảy ra tại bệnh viện. Ông Tiến khẳng định trên 90% hành động này không phải do nhân viên y tế thật sự gây ra mà đối tượng là kẻ giả danh bác sĩ, y tá - một loại tội phạm mới, hành động quá tinh vi thực hiện.
Chị Thơm đang kể lại sự việc (ảnh: VnExpress) |
“Thời điểm này, em bé đang rất cần sự chăm sóc, cần được uống sữa, nên bệnh viện đang nỗ lực hết sức cùng với công an truy tìm thủ phạm. Các mối quan hệ gia đình cũng đang được rà soát cẩn thận để xác định chính xác đây có phải là hành vi bắt cóc chung chung hay có mục đích trả thù cá nhân, tống tiền...”.
Theo ông Tiến, sau sự việc này, các sản phụ cần cảnh giác vì thủ phạm nắm rất rõ lịch trình chăm sóc trẻ sơ sinh trong bệnh viện. Thông thường trẻ được sinh mổ sẽ được lưu lại viện và được lấy mẫu máu gót chân thực hiện chương trình sàng lọc sơ sinh sau 72 giờ sinh.
Tuy nhiên, nếu để làm xét nghiệm này thì ngay khi tắm xong trẻ được lấy mẫu ngay chứ không thể có chuyện nhân viên y tế vừa trao cho gia đình lại có một nhân viên khác đến để yêu cầu làm xét nghiệm. “Người mẹ không nên dễ dàng trao con cho người khác, ngay trong bệnh viện. Nếu là nhân viên y tế sẽ đeo thẻ đầy đủ tên, chức danh. Tuy nhiên, nhiều khi những người có âm mưu bắt cóc lại hay nói ngọt ngào khiến người mẹ tin và trao con ngay” - ông Tiến nói.
Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến cho hay việc áp dụng phương án bảo vệ phải rà soát cửa ra, bảo đảm sao cho ai bế bé sơ sinh ra khỏi viện cũng phải trình được đầy đủ giấy xuất viện rất khó thực hiện: “Mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận hàng trăm em bé ra đời, cũng ngần ấy trường hợp được xuất viện. Nhiều trường hợp theo lịch sẽ ra viện ngày này, nhưng gia đình thấy ngày đó không đẹp lại yêu cầu xuất viện trước khi có giấy xuất viện. Ngoài ra, những trường hợp có âm mưu bắt cóc trẻ em có thể không bế đứa trẻ như thông thường mà gói kín bỏ ở trong xe thì rất khó kiểm soát”.
Theo Ngọc Hà
Tuổi Trẻ
Tuổi Trẻ
0 comments:
Đăng nhận xét