[Masgroupvn] - Sau những lùm xùm gần đây về việc sản phẩm Knorr của Unilever Việt Nam và Aji Ngon của Ajonomoto, cùng Maggi của Nestle chỉ chứa từ 1,8% đến 2% là chiết xuất từ thịt thăn, xương ống, còn lại là chất điều vị, muối, tinh bột sắn....Người tiêu dùng đang chờ câu trả lời từ 3 đại gia trên.
Trung Quốc: Bột nêm Knorr dính bê bối ‘treo đầu dê, bán thịt chó’>>>
Quảng cáo lập lờ
Knorr của Cty Unilever VN sản xuất với lời quảng cáo "hạt nêm từ thịt", "tăng thêm thịt cho hương thơm "lốc xoáy". Aji-ngon của Cty Ajinomoto VN với "xương hầm và thịt" và câu khẩu hiệu "ngon từ thịt-ngọt từ xương". Maggi của Cty TNHH Nestlé VN sản xuất với khẩu hiệu "đậm đà vị thịt".Người tiêu dùng lâu nay vẫn tin như vậy nhưnng...
Trên bao bì của hạt nêm Knorr chiết xuất từ thịt thăn, xương ống có ghi: "bột thịt thăn, chiết xuất xương ống, tủy và thịt 2%", hạt nêm Aji-ngon: "nước hầm xương cô đặc từ thịt, xương ống và xương sườn 1,8 %", hạt nêm Maggi 3 ngọt: "bột thịt gà và nước cốt gà hầm nguyên con 20,12g". Tại bao bì của hạt nêm Knorr có ghi thành phần gồm: Muối, chất điều vị (sodium glutamate E621), đường tinh luyện và tinh bột sắn (có chứa SO2 150 ppm), bột thịt thăn, chiết xuất xương ống và tủy, thịt: 2%, hương thịt (có trứng, đậu nành và bột sữa gầy), mỡ, tinh bột bắp biến tính (E1442), chất điều vị sodium guanylate (E627) và sodium inosinate (E631)… Nhưng chính vì quảng cáo và cách ghi nhãn của các loại hạt nêm làm người tiêu dùng bị đóng đinh trong đầu là sản phẩm hạt nêm được làm 100% từ xương, thịt chưng cất, cô đặc lên khiến họ tin tưởng dùng mà không lăn tăn gì. Chỉ khi đọc kĩ thành phần được in be bé trên bao bì mới tá hỏa khi tỉ lệ thịt được giật ra và nhấn vào quảng cáo chỉ chiếm có vài phần trăm.
Knorr + aji- ngon:
"Hạt nêm không bột ngọt" vẫn có bột ngọt
Các xét nghiệm mới đây của Viện Vệ sinh y tế công cộng TP HCM cho thấy, có đến 30% lượng bột ngọt (mì chính) trong hạt nêm. Theo GS.TS Bùi Minh Đức, Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam, E621 là bột ngọt, còn hai chất điều vị E627 và E631 không chỉ là bột ngọt mà còn là chất siêu ngọt.
Còn về bột thịt, PGS.TS Phan Thị Sửu, Giám đốc Trung tâm kỹ thuật an toàn thực phẩm, thuộc Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam khẳng định: Bột thịt có trong hạt nêm thường được nhà sản xuất nghiền ra từ thịt sấy khô chứ không phải từ nước hầm xương ống và thịt thăn. Trong nước hầm xương ống có rất nhiều chất béo do tuỷ tiết ra nên khi cô đặc lại sẽ dễ bị ôi thiu, kể cả trong môi trường chân không. Trên thực tế, không có việc sản xuất hạt nêm từ nước hầm xương ống và thịt thăn như quảng cáo.
Không có trong danh mục được sử dụng
Theo ông Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Y tế, chất điều vị có mã số 621 chính là bột ngọt/mì chính, còn hai chất điều vị 631 và 627 thì không có trong "Qui định danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm". Trên nguyên tắc, các chất phụ gia không có trong danh mục của Việt Nam là không được phép sử dụng. Tuy nhiên, nếu chúng có trong danh mục của Ủy ban Tiêu chuẩn hóa thực phẩm quốc tế (Codex), sẽ thành lập hội đồng chuyên gia tư vấn, nếu xem xét thấy không độc cho người tiêu dùng Việt Nam thì nhà sản xuất mới được phép sử dụng. Không hiểu các chất này đã có quyết định của một hội đồng tư vấn cho là vô hại với người tiêu dùng hay chưa.
Một lượng thịt hay xương chiếm tỉ lệ ít nhất trong thành phần được lôi ra làm điểm nhấn quảng cáo và ghi nhãn bao bì chỉ là một nửa của sự thật, mà một nửa thì không phải là sự thật. Người tiêu dùng cần được biết cái ngọt của hạt nêm là do cái gì tạo nên là chủ yếu để họ nhận định rõ hạt nêm chỉ là một chất phụ gia chứ không phải là một loại thực phẩm có thể thay thế các loại cá, tôm, thịt, xương như hãng sản xuất quảng cáo.
tổng hợp
0 comments:
Đăng nhận xét