Recent Posts

Cách rất khác để sửa nhà

Ngôi nhà cũng như một thực thể sống, sau một thời gian hoạt động cần được tu bổ, duy tu, bảo dưỡng để tiếp tục hoạt động có hiệu quả

Tư vấn cấp phép xây dựng

Trước khi bắt tay vào xây nhà, việc đầu tiên cần nghĩ tới là XIN GIẤY PHÉP XÂY DỰNG. Nhưng đến đây, thì bạn vấp phải vô vàn những câu hỏi: Để được cấp giấy phép xây dựng cần phải có những loại giấy tờ nào? Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng mới nhà ở được quy định như thế nào?

Giáo dục đại học: Đổi mới thụt lùi?

[Masgroupvn] - Một số đổi mới của giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam thời gian qua có thể khiến chất lượng đào tạo đi xuống. GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội nhận định.
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết. Ảnh: M.H
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết. Ảnh: M.H.
 

“Nhắn tin đang làm bạn ngu đi!"


[Masgroupvn] - Dưới nhan đề này, bài viết trên tuần san Newsweek số đề ra ngày 19-9 đề cập tình trạng mù... đọc sách, phổ biến (không chỉ) trong giới trẻ Mỹ hiện nay.
Ảnh: Newsweek

Tin tốt là giới thiếu niên hiện nay là những người đọc khát khao và những người viết mắn đẻ. Tin xấu là những gì họ đọc và viết chính là tin nhắn.
Bạn có đọc cho mình?
Theo một nghiên cứu do Nielsen thực hiện năm ngoái, giới trẻ Mỹ tuổi từ 13-17 gửi và nhận trung bình 3.339 tin nhắn mỗi tháng. Nữ thiếu niên gửi và nhận nhiều hơn, trên 4.000 tin nhắn. Đây là một xu hướng khó quên. Đưa một nhóm trẻ đi xem bảy kỳ quan thế giới, chúng cũng sẽ nhắn tin suốt dọc đường. Chỉ cho một thiếu niên xem bức Adoration of the Magi của Botticelli (danh họa người Ý thời kỳ tiền Phục hưng - TTCT), em có thể liếc qua đến khi một tín hiệu tin nhắn SMS tút lên. Vài giây trước khi Trái đất bị một thiên thạch khổng lồ va phải hay bị chôn vùi bởi một cơn siêu sóng thần, hàng triệu ngón tay của bạn trẻ sẽ gõ những từ ngu ngốc cuối cùng của chủng loài người cho chính mình: Hẹn gặp lại, ồ không!
“Những đứa trẻ không chịu đọc đang bị cắt đứt khỏi nền văn minh của tổ tiên họ”
Ngay giờ đây, trước khi bị cáo buộc là ném đá vào ngôi nhà kiếng, hãy để tôi thú nhận. Tôi cũng gửi khoảng 50 email mỗi ngày và nhận khoảng 200 cái. Nhưng có một cái khác, đó là tôi cũng đọc sách. Đó là một thói quen cổ lỗ tôi đã nhặt được từ khi là con nít, vào những ngày trước khi điện thoại di động bắt đầu làm tổ, gáy cúc cu trong lòng bàn tay của giới thiếu niên.
Một nửa giới thiếu niên hiện nay không đọc sách - trừ khi họ bị buộc phải đọc. Theo một khảo sát gần đây của Quỹ hiến tặng nghệ thuật quốc gia (NEA), tỉ lệ người Mỹ tuổi từ 18-24 đọc sách không do trường học hay chỗ làm yêu cầu là khoảng 50,7%, mức thấp nhất đối với bất kỳ nhóm trưởng thành nào dưới 75 tuổi và giảm nhiều so với tỉ lệ 59% của 20 năm trước.
Trở lại năm 2004, lần cuối NEA khảo sát về thói quen đọc này ở giới trẻ, chưa tới 1/3 giới trẻ đọc mỗi ngày vì niềm vui thích của mình. Đặc biệt, điều làm tôi như một giáo sư phải khủng khiếp là sự kiện 2/3 sinh viên đại học đọc cho mình chưa tới một giờ/tuần. 1/3 không đọc gì để thưởng thức cho mình cả.

Hết đường chạy - NHNN: Kỳ hạn dưới 1 tháng lãi suất chỉ 6%/năm -


[Masgroupvn] - Theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước chiều ngày 28/9, thực hiện Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 7/9/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, hầu hết các tổ chức tín dụng đã thực hiện nghiêm túc mức lãi suất huy động tối đa theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với cơ quan Công an phát hiện một số trường hợp vi phạm quy định về việc ấn định lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam vượt quá mức lãi suất tối đa 14%/năm; Ngân hàng Nhà nước đã xử lý nghiêm túc đối với các trường hợp vi phạm này.

Bên cạnh đó, có một số tổ chức tín dụng huy động kỳ hạn rất ngắn (24 giờ, 2 ngày, 1 tuần, 2 tuần) với mức lãi suất tối đa 14%/năm, ảnh hưởng không tốt tới việc thực hiện Chỉ thị số 02/CT-NHNN, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro kỳ hạn, rủi ro thanh khoản cho tổ chức tín dụng huy động vốn và hệ thống ngân hàng.

Văn hóa từ chức hay Trách nhiệm của người đứng đầu ở đâu???


[Masgroup.vn] - Ngẫm người lại nhớ đến ta,Bộ trưởng từ chức vì chỉ để cúp điện có 1 tiếng đồng hồ, trong khi ở ta cả năm không biết cúp điện biết bao nhiêu lần,bao nhiêu giờ,bao nhiêu ngày mà có "văn hóa từ chức" hay "trách nhiệm của người đứng đầu"
Bộ trưởng Kinh tế và tri thức Choi Joong Kyung, phụ trách vấn đề năng lượng của Hàn Quốc, đã đệ đơn từ chức hôm nay 27-9 vì để xảy ra sự cố mất điện hiếm thấy tại nước này.
Bộ trưởng Kinh tế và tri thức Hàn Quốc Choi Joong Kyung - Ảnh: Korea Herald
Hãng tin Yonhap dẫn lời người phát ngôn Park Jeong Ha của tổng thống Hàn Quốc rằng đơn xin từ chức của ông Choi sau khi được chuyển đến chánh văn phòng tổng thống vào cuối ngày sẽ được phê duyệt.
Tổng thống Lee Myung Bak rất tiếc khi Bộ trưởng Choi phải "nhận trách nhiệm về đạo đức người đứng đầu" dù ông không liên quan trực tiếp đến sự cố lần này. Ông Choi sẽ không từ chức ngay mà vẫn tiếp tục điều hành công việc ở bộ cho tới khi tìm được người thay thế.
Ngày 15-9 tại Hàn Quốc đã xảy ra một vụ mất điện kéo dài hơn 1 giờ, khiến 2,1 triệu hộ gia đình và nhiều cơ sở kinh doanh khác bị ảnh hưởng. Khi đó khoảng 2.900 người bị mắc kẹt trong các thang máy, đèn giao thông tại nhiều thành phố và các dây chuyền lắp ráp ở nhiều nhà máy ngưng hoạt động do chính quyền cắt điện vì lượng điện dự trữ đã xuống mức rất thấp.
Tuy nhiên, một tuần sau khi có kết quả điều tra nguyên nhân sự cố, chính quyền thừa nhận mức dự trữ năng lượng đạt mốc nguy hiểm thấp là do sai sót trong tính toán nhu cầu. Các quan chức chính phủ đổ lỗi cho nhu cầu sử dụng điện tăng đột ngột do thời tiết nóng bất thường trong một số ngày mùa thu.
Cùng thời điểm đó, lượng điện sản xuất ra chỉ bằng 90% so với thường ngày do 25 nhà máy điện ngưng hoạt động để được bảo trì trước mùa đông lạnh. Các chuyên gia năng lượng Hàn Quốc đã cảnh báo về khả năng sẽ xảy ra một lần cúp điện nữa ở nước này, trừ phi kiên quyết thực hiện đẩy mạnh sản xuất và tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
TẤN KHOA

Cần một cuộc chấn hưng giáo dục

[Masgroupvn] - Đó là đề nghị của nhiều đại biểu tham dự cuộc tọa đàm về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo nước nhà do Ban Tuyên giáo trung ương tổ chức ngày 27-9 tại Hà Nội.
GS Hoàng Tụy phát biểu tại cuộc tọa đàm - Ảnh: Việt Dũng

Rất nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm đã được tổ chức liên tục trong thời gian qua để mổ xẻ những bất cập của giáo dục và đề xuất những giải pháp nhằm thay đổi. Nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên bộ trưởng, các thứ trưởng và nhiều cán bộ quản lý của Bộ GD-ĐT cùng có mặt để lắng nghe những đề xuất, kiến nghị từ những nhà nghiên cứu giáo dục, nhà khoa học có uy tín...

Lại sắp cải cách giáo dục?

Một số chuyên gia nói, học sinh VN được dạy tri thức, không được dạy kỹ năng và thái độ

Sắp có cải cách giáo dục, đó là dự đoán của các chuyên gia giáo dục, trước cuộc tọa đàm khoa học “Một số vấn đề về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” do Ban Tuyên giáo T.Ư tổ chức hôm nay.


Vẫn loay hoay tìm hướng
Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục” được các chuyên gia cho là câu chữ khác để gọi việc cải cách giáo dục vốn nhạy cảm, vì xã hội dị ứng với 2 từ cải cách.
GS Lâm Quang Thiệp, khách mời của cuộc tọa đàm nói với Tiền Phong: Chưa bao giờ thế giới và đất nước thay đổi một cách mạnh mẽ như trong 2 thập niên qua. Giáo dục (GD) không cải cách để phù hợp là không được vì GD quyết định sự phát triển của đất nước, phát triển nguồn nhân lực. Ông cũng cho rằng tất cả những việc mà ngành giáo dục làm trong thời gian qua không nhất quán, không có tư tưởng xuyên suốt khiến chúng ta càng cần có một cuộc cải cách giáo dục.
Tuy nhiên, thay đổi theo cách nào, và thay đổi đến đâu dường như chưa tìm được câu trả lời.
Theo GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD, cần đánh giá lại thực trạng GD của VN trước khi tìm ra hướng đi cho nó. “Ngành GD&ĐT có quá nhiều vấn đề, nên, trước hết, phải có thời kỳ quá độ, chấn chỉnh những sai lầm kịp thời, những khuyết điểm, bất cập, yếu kém, những thiếu sót”… Ông nói, chỉ riêng sách tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 đã phải sửa 360 chỗ khác nhau; lương giáo viên không đủ ăn, lớp học không đủ (có tỉnh thiếu 50%; Hà Nội có lớp học chứa 70 học sinh)… Những mục tiêu, kế hoạch vẫn được đặt ra nhưng khả năng thực hiện thế nào, ông Phạm Minh Hạc đặt câu hỏi và cho biết, kiên cố hóa trường học đề ra từ 2004, nay được bao nhiêu phần trăm; tin học hóa nhà trường đề ra từ lâu nhưng một trường phổ thông xuất sắc, chất lượng cao của thủ đô Hà Nội với 2.000 học sinh, chỉ có 50 máy tính; đề ra phổ cập mẫu giáo 5 tuổi trong khi ngay cả Hà Nội nhiều phường chưa có trường mầm non; đề ra tiếng Anh bắt buộc cho học sinh từ lớp 3, nhưng nếu thực hiện thiếu hàng vạn giáo viên…
Những việc như thế phải chấn chỉnh củng cố (có phát triển) trong ít nhất 1-2 năm nữa chưa chắc đã xong, trước khi bước vào cuộc cải cách mới.

Giảm tải hay chỉ là điều chỉnh sách giáo khoa?

Đến thời điểm này, tài liệu hướng dẫn giảm tải đã được triển khai tại các Sở GDĐT trên cả nước. Nhận xét bước đầu của những người trực tiếp đứng lớp cho biết, giảm tải chưa thật sự có ý nghĩa, đặc biệt ở khối THCS và THPT.

Chỉ giảm được 1,5 tiết

Nhiều giáo viên cho biết, tài liệu hướng dẫn giảm tải hiện nay mới chỉ lược bớt nội dung một cách cơ học.

Theo hướng dẫn giảm tải của Bộ GDĐT, lượng kiến thức giảm nhiều nhất là ở khối 12 với tỷ lệ giảm 11% ở học kỳ I và 12,5% ở học kỳ II. Thế nhưng, nếu xét riêng lẻ từng môn sẽ thấy, tỷ lệ giảm này là không đáng kể. Như bài “Nhân vật giao tiếp” (sách Ngữ văn lớp 12 tập 2) trước đây được giáo viên dạy trong 2 tiết, nay chuyển sang hình thức dạy “Tự học có hướng dẫn” với thời lượng khoảng nửa tiết. Như vậy, môn ngữ văn 12 với thời lượng cũ là 105 tiết cả năm, nay được giảm tải 1,5 tiết.

Học thêm hành hạ học sinh

Năm học mới, giảm tải chưa thấy hiệu quả rõ rệt nhưng học thêm, học nâng cao, tăng tiết thì ồ ạt núp bóng dưới mọi hình thức.

Sau mỗi chiều tan học, vẫn còn nguyên đồng phục, HS phải tất tả đến các lớp học thêm. Ảnh chụp tại một cơ sở của Trung tâm luyện thi Lý Tự Trọng (TP.HCM) - Ảnh: Đào Ngọc Thạch (Thanh Niên)
Sau mỗi chiều tan học, vẫn còn nguyên đồng phục, HS phải tất tả đến các lớp học thêm. Ảnh chụp tại một cơ sở của Trung tâm luyện thi Lý Tự Trọng (TP.HCM) - Ảnh: Đào Ngọc Thạch (Thanh Niên).

Tự nguyện... bắt buộc!

Theo ghi nhận của PV, tình trạng học sinh (HS) không chỉ học thêm trong trường mà còn phải đăng ký học ngoài nhà trường diễn ra khá phổ biến trên địa bàn TP Hà Nội, đặc biệt ở cấp trung học.

Một số phụ huynh trường THCS Đền Lừ (quận Hoàng Mai, Hà Nội) bức xúc cho biết, giáo viên (GV) phát sẵn cho HS 2 mẫu đơn xin “tự nguyện” học thêm, một trong trường, một ở câu lạc bộ do GV tổ chức. Trong mẫu đơn còn thêm một câu: “Đề nghị chính các thầy cô đang dạy lớp trực tiếp dạy các con để việc theo dõi, giáo dục các con được sát sao”.

Masgroupvn và Cộng tác viên


Là sinh viên, ắc hẳn các bạn ít nhiều có mong muốn được đi làm để kiếm thêm thu nhập, để có kinh nghiệm, để mở rộng mối quan hệ trong xã hội. Song song đó các bạn lại lo ngại rằng các bạn chưa đủ kinh nghiệm, chưa đủ khả năng, và nhất là sợ công việc sẽ ảnh hưởng đến việc học. 

Thật vậy, đã không ít bạn sinh viên khi đi làm thêm do không sắp xếp được thời gian, thời lượng đi làm đã để việc học bị sa sút . Cũng có trường hợp do quá "ham" kiếm tiền nên chểnh mảng việc học mặc dù bản thân ý thức được rằng mình đang đi con đường không đúng. Tuy nhiên, có thế nhận thức được rằng môi trường đại học hầu như không đào tạo cho các bạn những  kỹ năng mềm cần thiết để phục vụ cho cuộc sống cũng như cho công việc trong tương lai của các bạn. Do đó, việc các sinh viên ra ngoài làm thêm là cơ hội để tự mình làm giàu thêm kho kỹ năng, kiến thức cho bản thân cũng như tính tự lập, mạnh dạn trong giao tiếp, cuộc sống, và công việc. Vì vậy, vấn đề là khi đi làm các bạn xác định được vấn đề quan trọng hiện tại của mình là gì, và mình đang đi làm vì mục đích gì.

LIÊN HỆ


Chúng tôi rất sẵn lòng nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi cũng như thắc mắc của các bạn qua địa chỉ:

CT CP GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ & KIẾN TRÚC MASGROUPVN
207 Nguyễn Thượng Hiền, phường 6, quận Bình Thạnh, Tp.HCM
ĐT: (08) 6294 0668
Hotline: 098 393 2112
Website: www.masgroup.vn
Email: info@masgroup.vn

VỀ CHÚNG TÔI

CT CP GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ & KIẾN TRÚC MASGROUPVN 

Công ty chúng tôi hoạt động trên các lĩnh vực như:
- Thi công xây dựng - Trang trí nội & ngoại thất
- Thiết kế kiến trúc 
- Thiết kế nội, ngoại thất 
- Thiết kế quy hoạch
- Thiết kế cảnh quan - Thiết kế mỹ thuật 
- Thiết kế quảng cáo 
- Dịch vụ môi giới bất động sản 
- Dịch vụ tiếp thị và phân phối độc quyền bất động sản 
- Tư vấn và Đầu tư kinh doanh bất động sản

Chúng tôi phát triển chất lượng dịch vụ của mình dựa vào chất lượng sản phẩm, chứ không phải vì những “giá rẻ”, “tặng phẩm” hoặc “lợi tức” mà người sử dụng nhận được từ chúng tôi.

Trong mọi lĩnh vực mà chúng tôi hoạt động, các đối tác trong ngành, khách hàng cá nhân sẽ cho bạn biết rằng chúng tôi là đơn vị mẫu mực và một số giải pháp, tiêu chuẩn đều do chúng tôi tạo dựng và phát triển ngay từ buổi sơ khai.

Mọi thứ đều qui về giáo dục


SGTT.VN - Không gian trong đó con người ta sinh ra và lớn lên có ba bộ phận: gia đình, nhà trường và xã hội. Đó cũng là ba nơi mà con người nhận được (và cần được) giáo dục chu đáo để thành người.


Nhìn vóc dáng mảnh khảnh của kẻ giết người cướp của ở Bắc Giang, rất nhiều người không tin rằng một mình kẻ ấy đủ sức thực hiện một tội ác quy mô đến như thế. Cho tới nay, các chứng cứ thu được như đã công bố trên báo đều không cho thấy bóng dáng một nghi phạm thứ hai.

Xậy dựng thương hiệu từ màu sắc




Một nhãn hiệu nên dùng màu sắc trái ngược với màu sắc của nhãn hiệu cạnh tranh. Một cách khác để làm nổi bật nhãn hiệu là dùng màu sắc. Nhưng màu sắc không phải là thuộc tính dễ sử dụng.

Có hàng nghìn từ ngữ có thể sử dụng nhằm tạo ra một cái tên độc đáo, nhưng chỉ có một số màu sắc nhất định mà thôi.
Có 5 màu cơ bản (đỏ, da cam, vàng, xanh lá cây, xanh dương) bên cạnh các màu trung tính (đen, trắng, xám). Nên chọn một màu từ 5 màu chính đó thôi hơn là chọn một màu trung gian hoặc một màu pha trộn. Nhưng chọn màu nào?
Hãy nhớ rằng các màu không có tác động giống nhau đối với mắt người nhìn. Các màu thiên về cạnh đỏ của quang phổ thì hơi tập trung vào phía sau võng mạc. Do đó khi một người nhìn màu đỏ, nó có vẻ di chuyển về phía mắt của anh ta. Những màu ở phía màu xanh của quang phổ thì tập trung phía trước võng mạc. Do đó màu xanh dương có vẻ di chuyển xa người nhìn.
Vì các nguyên nhân có tính vật lý này, màu đỏ được coi là màu của năng lượng và gây kích thích. Màu đỏ là màu đập vào mắt người nhìn, đó là lý do tại sao 45% các quốc kỳ trên thế giới đều có màu đỏ (Xanh dương là màu nổi bật thứ nhì. Màu xanh dương có trên khoảng 20% các quốc kỳ trên thế giới).