[Masgroupvn] - Bài toán đặt ra: Chính phủ cần cứu EVN bằng cách chấp thuận cho tăng giá điện đến một mức nào đó đủ để tập đoàn này trả hết khoản nợ hơn 31.000 tỷ đồng, hay nên xem xét lại có thật nguồn cơn độc quyền kinh doanh đã biến DN thành một "cậu ấm hư hỏng"?
Bằng chứng không thể phủ nhận
Một kết quả thanh tra về việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá và thuế tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), do Thanh tra Bộ Tài chính thực hiện, đã phát hiện ra vụ việc vào tháng 2/2010, trong Thông tư 08/2010, Bộ Công Thương đã cho phép EVN tăng giá bán điện bình quân năm 2010 lên mức 1.058 đồng/KWh, tức cao hơn 2,2% so với mức được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Với kết quả thanh tra trên, dư luận thấy rõ là đã có sự "dung túng" một cách có hệ thống để EVN tăng giá bán điện cao hơn mức cho phép, gây khốn đốn cho DN và xáo trộn cuộc sống của người dân. Không biết đối mặt với bằng chứng không thể phủ nhận trên, Bộ Công Thương sẽ trả lời ra sao?
Cần nhắc lại, gần đây Bộ Công Thương cũng đã "dọn đường dư luận" với việc "xem xét" đề nghị tăng giá bán điện của EVN thêm 13% nữa, tức gấp gần 2 lần so với kết luận của Thủ tướng Chính phủ về Đề án giá điện năm 2010, quy định năm 2010 điều chỉnh giá bán điện bình quân tăng 6,8% so với giá bán điện bình quân thực hiện năm 2009. Sự việc này xảy ra trong bối cảnh EVN là một trong những tâm điểm được dư luận đặc biệt chú ý, do tình trạng đầu tư ngoài ngành kéo dài với quy mô lớn.
EVN đã đầu tư ngoài ngành như thế nào? Cũng kết quả thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính, EVN đã đầu tư vốn vào 36 công ty con, tổng số vốn thực góp là 43.087 tỷ đồng. Tính đến ngày 30/6/2010, công ty mẹ đã góp vốn vào 30 công ty con với tổng số vốn thực góp là 44.584 tỉ đồng. Trong đó, các lĩnh vực EVN tham gia đầu tư là chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng vượt quá tỉ lệ quy định tại điểm 3 Điều 12 Nghị định 09/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Đó là đầu tư tại Ngân hàng An Bình, Công ty Cổ phần bảo hiểm Toàn cầu, Công ty chứng khoán An Bình.
Thế nhưng một trong những lý do chủ yếu mà EVN dùng để thuyết minh cho việc tăng giá bán điện lại là "bù đắp những khoản lỗ do đầu tư ngoài ngành". Quả thực, từ năm 2010 đến tháng 8/2011, cơ chế đầu tư dàn trải và thiếu quản lý đã dẫn đến hậu quả doanh nghiệp này phải chịu lỗ đến hơn 31.000 tỷ đồng.
Nhưng đó chỉ là lý do của riêng EVN, hay chính xác hơn là của riêng một số cá nhân lãnh đạo EVN. Còn trên phương diện xã hội, về lý lẫn tình, một lý do như thế là không thể chấp nhận được, thể hiện qua khả năng quản trị yếu kém doanh nghiệp và cuối cùng người dân lãnh đủ.
Cách đây không quá lâu, cũng Bộ Công Thương đã lên tiếng ủng hộ Petrolimex trong chuyện tăng giá xăng. Chỉ có điều, tình hình hiện này không còn giống với thời kỳ đầu năm 2010 hay đầu năm 2011 nữa. Ngay lập tức, sự ủng hộ hết sức khó hiểu ấy đã vấp phải lý lẽ phản biện "không thể vì 11 doanh nghiệp xăng dầu mà phải vì 84 triệu người dân Việt Nam" của Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ.
Cho tới nay, các tổ kiểm tra tình hình tài chính tại một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vẫn đang tiến hành nhiệm vụ, và câu chuyện làm minh bạch hóa các khoản lỗ lãi tại các doanh nghiệp này vẫn chưa có hồi kết. Tuy nhiên, đã có thể nhận ra thái độ kém cương quyết hơn nhiều của lãnh đạo Bộ Công Thương trong việc tranh luận với Bộ Tài chính, cũng như trong việc thuyết phục dư luận về sự cần thiết phải tăng giá xăng. Cùng với thời gian, những con số cũng dần dần được tiết lộ. Đó sẽ chính là những bằng chứng mang tính thuyết phục nhất về việc có cần phục vụ cho chuyện "ích nước lợi nhà" bằng cơ chế tăng giá xăng vô tội vạ hay không.
"Cậu ấm hư hỏng" và câu hỏi đối với Bộ Công Thương
Xin được nhắc lại, tại buổi họp báo sau phiên họp thường kỳ tháng 9/2011 của Chính phủ, Bộ trưởng kiêm Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đã khẳng định, Chính phủ không đồng tình với việc các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và điện luôn kêu lỗ và đề nghị tăng giá các mặt hàng này; vì nếu giá xăng dầu và điện tăng, sẽ kéo theo một loạt các mặt hàng khác tăng giá theo, sẽ đe dọa đến sự ổn định của kinh tế vĩ mô.
Mối đe dọa đối với ổn định kinh tế vĩ mô chính là bóng ma lạm phát mà cả nước đang phải tận sức để đẩy lùi. Trong nửa đầu năm 2011, khi lạm phát tăng chóng mặt cùng với giá cả hàng tiêu dùng, thực phẩm vọt lên đến 50%, số lỗ lũy kế của EVN cũng tiếp tục gia tăng quy mô và giá bán điện vẫn tiếp tục được đe dọa đẩy cao hơn, bất chấp tỷ lệ doanh nghiệp phá sản tăng gấp đôi cùng kỳ năm 2010.
Chỉ từ tháng 8/2011, chỉ số lạm phát mới tạm lập đỉnh rồi đi xuống, doanh nghiệp và người dân mới tạm thở ra nhè nhẹ trong tâm trạng hồi hộp về một tia hy vọng le lói cho sự phục hồi của nền kinh tế.
Nhưng sẽ thật khó để cho tia hy vọng ấy còn giữ được chút le lói nếu như những mặt hàng kinh tế quốc dân chủ yếu như điện và xăng dầu cứ tiếp tục leo thang, không đếm xỉa gì đến "cơn dư chấn" lạm phát mà chúng hoàn toàn có thể tạo nên.
Với đề nghị tăng giá điện theo cách "cố đấm ăn xôi" của EVN, có thể thấy rõ là doanh nghiệp này đã thể hiện một cách triệt để quan điểm lợi ích nhóm - một vấn nạn mà xã hội đang cực lực lên án. Liệu loại quan điểm như thế có nên được chấp nhận như một dạng "lương tâm doanh nghiệp"? Hay nhìn ở một thái cực ngược lại, EVN chính là một trong những tập đoàn cần được đưa vào vị trí đầu tiên trong danh sách "tái cấu trúc"?
Vào những ngày này, Quốc hội khóa XIII đang họp, đang tập trung thảo luận về những vấn đề kinh tế - xã hội trong năm 2011. Nhiều vấn đề bức xúc cũng được các đại biểu Quốc hội nêu ra. Hẳn nhiên, câu chuyện EVN không phải nằm ngoài lề Quốc hội. Theo những thông tin gần đây, EVN đã không còn khả năng cân đối được nguồn nào để trả nợ. Mà không trả được nợ có nghĩa là doanh nghiệp này có thể phá sản.
Bài toán đặt ra là Chính phủ cần cứu EVN bằng cách chấp thuận tăng giá điện đến một mức nào đó đủ để tập đoàn này thanh toán hết khoản nợ hơn 31.000 tỷ đồng, hay nên xem xét lại có thật nguồn cơn độc quyền kinh doanh đã biến doanh nghiệp này thành một "cậu ấm hư hỏng", và cần được cải hóa một cách mạnh mẽ, chẳng hạn đưa EVN vào danh sách ưu tiên cải tổ về cơ chế kinh doanh, bộ máy hoạt động và cả con người lãnh đạo?
Cùng với sự cần thiết phải sắp xếp, chấn chỉnh lại tổ chức và hoạt động của EVN, thiết nghĩ các đại biểu Quốc hội cũng cần giải quyết luôn câu hỏi "Vì sao Bộ Công Thương lại thường chấp thuận tăng giá xăng, điện?".
Một kết quả thanh tra về việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá và thuế tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), do Thanh tra Bộ Tài chính thực hiện, đã phát hiện ra vụ việc vào tháng 2/2010, trong Thông tư 08/2010, Bộ Công Thương đã cho phép EVN tăng giá bán điện bình quân năm 2010 lên mức 1.058 đồng/KWh, tức cao hơn 2,2% so với mức được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Với kết quả thanh tra trên, dư luận thấy rõ là đã có sự "dung túng" một cách có hệ thống để EVN tăng giá bán điện cao hơn mức cho phép, gây khốn đốn cho DN và xáo trộn cuộc sống của người dân. Không biết đối mặt với bằng chứng không thể phủ nhận trên, Bộ Công Thương sẽ trả lời ra sao?
Cần nhắc lại, gần đây Bộ Công Thương cũng đã "dọn đường dư luận" với việc "xem xét" đề nghị tăng giá bán điện của EVN thêm 13% nữa, tức gấp gần 2 lần so với kết luận của Thủ tướng Chính phủ về Đề án giá điện năm 2010, quy định năm 2010 điều chỉnh giá bán điện bình quân tăng 6,8% so với giá bán điện bình quân thực hiện năm 2009. Sự việc này xảy ra trong bối cảnh EVN là một trong những tâm điểm được dư luận đặc biệt chú ý, do tình trạng đầu tư ngoài ngành kéo dài với quy mô lớn.
EVN đã đầu tư ngoài ngành như thế nào? Cũng kết quả thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính, EVN đã đầu tư vốn vào 36 công ty con, tổng số vốn thực góp là 43.087 tỷ đồng. Tính đến ngày 30/6/2010, công ty mẹ đã góp vốn vào 30 công ty con với tổng số vốn thực góp là 44.584 tỉ đồng. Trong đó, các lĩnh vực EVN tham gia đầu tư là chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng vượt quá tỉ lệ quy định tại điểm 3 Điều 12 Nghị định 09/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Đó là đầu tư tại Ngân hàng An Bình, Công ty Cổ phần bảo hiểm Toàn cầu, Công ty chứng khoán An Bình.
EVN cần cải tổ về cơ chế kinh doanh, bộ máy hoạt động và cả con người lãnh đạo? |
Thế nhưng một trong những lý do chủ yếu mà EVN dùng để thuyết minh cho việc tăng giá bán điện lại là "bù đắp những khoản lỗ do đầu tư ngoài ngành". Quả thực, từ năm 2010 đến tháng 8/2011, cơ chế đầu tư dàn trải và thiếu quản lý đã dẫn đến hậu quả doanh nghiệp này phải chịu lỗ đến hơn 31.000 tỷ đồng.
Nhưng đó chỉ là lý do của riêng EVN, hay chính xác hơn là của riêng một số cá nhân lãnh đạo EVN. Còn trên phương diện xã hội, về lý lẫn tình, một lý do như thế là không thể chấp nhận được, thể hiện qua khả năng quản trị yếu kém doanh nghiệp và cuối cùng người dân lãnh đủ.
Cách đây không quá lâu, cũng Bộ Công Thương đã lên tiếng ủng hộ Petrolimex trong chuyện tăng giá xăng. Chỉ có điều, tình hình hiện này không còn giống với thời kỳ đầu năm 2010 hay đầu năm 2011 nữa. Ngay lập tức, sự ủng hộ hết sức khó hiểu ấy đã vấp phải lý lẽ phản biện "không thể vì 11 doanh nghiệp xăng dầu mà phải vì 84 triệu người dân Việt Nam" của Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ.
Cho tới nay, các tổ kiểm tra tình hình tài chính tại một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vẫn đang tiến hành nhiệm vụ, và câu chuyện làm minh bạch hóa các khoản lỗ lãi tại các doanh nghiệp này vẫn chưa có hồi kết. Tuy nhiên, đã có thể nhận ra thái độ kém cương quyết hơn nhiều của lãnh đạo Bộ Công Thương trong việc tranh luận với Bộ Tài chính, cũng như trong việc thuyết phục dư luận về sự cần thiết phải tăng giá xăng. Cùng với thời gian, những con số cũng dần dần được tiết lộ. Đó sẽ chính là những bằng chứng mang tính thuyết phục nhất về việc có cần phục vụ cho chuyện "ích nước lợi nhà" bằng cơ chế tăng giá xăng vô tội vạ hay không.
"Cậu ấm hư hỏng" và câu hỏi đối với Bộ Công Thương
Xin được nhắc lại, tại buổi họp báo sau phiên họp thường kỳ tháng 9/2011 của Chính phủ, Bộ trưởng kiêm Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đã khẳng định, Chính phủ không đồng tình với việc các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và điện luôn kêu lỗ và đề nghị tăng giá các mặt hàng này; vì nếu giá xăng dầu và điện tăng, sẽ kéo theo một loạt các mặt hàng khác tăng giá theo, sẽ đe dọa đến sự ổn định của kinh tế vĩ mô.
Mối đe dọa đối với ổn định kinh tế vĩ mô chính là bóng ma lạm phát mà cả nước đang phải tận sức để đẩy lùi. Trong nửa đầu năm 2011, khi lạm phát tăng chóng mặt cùng với giá cả hàng tiêu dùng, thực phẩm vọt lên đến 50%, số lỗ lũy kế của EVN cũng tiếp tục gia tăng quy mô và giá bán điện vẫn tiếp tục được đe dọa đẩy cao hơn, bất chấp tỷ lệ doanh nghiệp phá sản tăng gấp đôi cùng kỳ năm 2010.
Chỉ từ tháng 8/2011, chỉ số lạm phát mới tạm lập đỉnh rồi đi xuống, doanh nghiệp và người dân mới tạm thở ra nhè nhẹ trong tâm trạng hồi hộp về một tia hy vọng le lói cho sự phục hồi của nền kinh tế.
Nhưng sẽ thật khó để cho tia hy vọng ấy còn giữ được chút le lói nếu như những mặt hàng kinh tế quốc dân chủ yếu như điện và xăng dầu cứ tiếp tục leo thang, không đếm xỉa gì đến "cơn dư chấn" lạm phát mà chúng hoàn toàn có thể tạo nên.
Với đề nghị tăng giá điện theo cách "cố đấm ăn xôi" của EVN, có thể thấy rõ là doanh nghiệp này đã thể hiện một cách triệt để quan điểm lợi ích nhóm - một vấn nạn mà xã hội đang cực lực lên án. Liệu loại quan điểm như thế có nên được chấp nhận như một dạng "lương tâm doanh nghiệp"? Hay nhìn ở một thái cực ngược lại, EVN chính là một trong những tập đoàn cần được đưa vào vị trí đầu tiên trong danh sách "tái cấu trúc"?
Vào những ngày này, Quốc hội khóa XIII đang họp, đang tập trung thảo luận về những vấn đề kinh tế - xã hội trong năm 2011. Nhiều vấn đề bức xúc cũng được các đại biểu Quốc hội nêu ra. Hẳn nhiên, câu chuyện EVN không phải nằm ngoài lề Quốc hội. Theo những thông tin gần đây, EVN đã không còn khả năng cân đối được nguồn nào để trả nợ. Mà không trả được nợ có nghĩa là doanh nghiệp này có thể phá sản.
Bài toán đặt ra là Chính phủ cần cứu EVN bằng cách chấp thuận tăng giá điện đến một mức nào đó đủ để tập đoàn này thanh toán hết khoản nợ hơn 31.000 tỷ đồng, hay nên xem xét lại có thật nguồn cơn độc quyền kinh doanh đã biến doanh nghiệp này thành một "cậu ấm hư hỏng", và cần được cải hóa một cách mạnh mẽ, chẳng hạn đưa EVN vào danh sách ưu tiên cải tổ về cơ chế kinh doanh, bộ máy hoạt động và cả con người lãnh đạo?
Cùng với sự cần thiết phải sắp xếp, chấn chỉnh lại tổ chức và hoạt động của EVN, thiết nghĩ các đại biểu Quốc hội cũng cần giải quyết luôn câu hỏi "Vì sao Bộ Công Thương lại thường chấp thuận tăng giá xăng, điện?".
0 comments:
Đăng nhận xét